Thiết kế thông gió nhà bếp cần gì và những lưu ý

Leave a Comment
Nhà bếp là nơi ẩm thấp và có lượng nhiệt tỏa ra tương đối lớn do quá trình nấu nướng sinh ra. Bởi thế nên người đứng bếp thường có cảm giác nóng nực và khó chịu. Vậy nên thiết kế thông gió nhà bếp là điều hết sức quan trọng mang lại không khí trong sạch thoải mái cho gia đình bạn. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để sơm sở hữu một gian bếp thoải mái nhất nhé

Thiết kế thông gió nhà bếp cần gì và những lưu ý

1. Thiết kế thông gió nhà bếp cần chuẩn bị những gì

1.1 Quạt cấp gió tươi, hút gió thải

>>> 20 mẫu thiết kế nhà bếp chung cư đẹp siêu tiện nghi cho gia đình trẻ

Gồm 2 loại theo cấu tạo là quạt hướng trục và quạt ly tâm. 

Quạt hướng trục có cánh quạt ít và cắt không khí trực tiếp nên nhanh bị ăn mòm cách quạt do ma sát với bụi và không khí.
 
Motor được đặt phía ngoài truyền động bằng dây cua roa, thì giữa phần tiếp xúc giữa dây cua roa với Puli mà có bụi với kích thước lớn sẻ hỏng dây cua roa. Với motor đặt trên trục phía trong thì bụi bám vào cuộn dây đồng hoặc bạc đạn cũng làm cho motor nhanh bị nóng và chạy không bền làm giảm hiệu suất tải.
thiet-ke-thong-gio-nha-bep-2
Quạt hướng trục


Quạt ly tâm có số lượng cánh cắt không khí lớn, motor truyền động trực tiếp và motor truyền động gián tiếp với dây cua roa đặt hoàn toàn bên ngoài, không nằm trên đường đi của luồng gió hút, nên motor tránh được bụi trực tiếp từ luồng gió. Do đó nó chịu được không khí có cặn bẩn ở mức độ nhất định. Bởi vậy quạt ly tâm sẽ có giá nhỉnh hơn quạt 
thiet-ke-thong-gio-nha-bep-1
Quạt ly tâm
Khi lựa chọn quạt cấp gió tươi, hút gió thải cần lưu ý:
- Chọn thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Chọn chủng loại quạt, giá cả.

1.2 Chụp hút mùi và hệ thống đường ống

Bật mí: 20 mẫu thiết kế nhà bếp đẹp nhất – ấn tượng trong từng chi tiết
thiet-ke-thong-gio-nha-bep-3
Chụp hút mùi và hệ thống đường ống
 Nhà bếp gia đình thông thường bạn có thể căn cứ vào số lượng bếp nấu để lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà bếp, thường chỉ một là đủ.
 Khi thiết kế hệ thống thông gió cho nhà bếp, bạn cần lưu ý tính toán kích thước của chụp hút khói một cách chính xác nhằm đảm bảo không khí nóng bức độc hại bên trong sẽ được hút hết ra ngoài và thay vào đó là lượng khí tươi đủ để làm mát toàn bộ căn phòng.

1.3 Phụ kiện đường ống gió

Phụ kiện đương ống gió bao gồm: Van một chiều và van chắn lửa

Van chặn lửa được sử dụng trên đường ống gió trong những trường hợp yêu cầu phòng chống cháy nổ, lan tràn ngọn lửa sang những khu vực khác, những phòng có yêu cầu công nghệ cao trong tòa nhà. Khi có hỏa hoạn xảy ra, van chẳn lửa có thể tự động đóng ngắt nhờ động cơ. Như vậy khi sử dụng van chặn lửa sẽ giảm thiểu nguy cơ cháy lan sang các hệ thống khác.
thiet-ke-thong-gio-nha-bep-4
Van chắn lửa

2. Những lưu ý khi thiết kế thông gió nhà bếp

Nguyên tắc cơ bản nhất khi thiết kế thông gió nhà bếp chính là phải đảm bảo hút hết lượng khí nóng bức bên trong và cấp một lượng khí tươi mới, trong lành từ bên ngoài vào nhà bếp để đảm bảo không khí trong phòng luôn thông thoáng và dễ chịu.

Kiến trúc không gian mỗi cắn bếp là khác nhau nên việc thiết kế thông gió cho nhà bếp cũng khác nhau dựa trên kiến trúc của các thiết bị nội thất. 

Cần lưu ý: 
• Cần lắp hai quạt hút gió thải, một chạy và một dự phòng. Trước đầu đẩy mỗi quạt hút gió hay cấp gió tươi cần được gắn van một chiều
• Chiều cao chụp hút tối thiểu là 400mm được tích hợp tính năm lọc dầu mỡ. Được đặt mặt đất tối thiểu 2000 – 2200mm và từ mặt ngoài bàn bếp chụp hút nhô ra một khoảng thối thiểu là 200-300mm.

Vì lắp đặt trong nhà bếp nên hãy ưu tiên lựa chọn loại quạt có thiết kế màn che đặc biệt với chất liệu bằng nhôm có sơn chống dính. Một số loại quạt thông gió trên thị trường hiện nay còn thiết kế khay chứa dầu ở phía dưới. Hơi dầu trong quá trình nấu nướng thức ăn được thổi qua quạt sẽ đọng lại thành từng hạt và rơi vào khay chứa dầu để dễ dàng cho quá  trình vệ sinh và bảo dưỡng quạt thông gió.

Tham khảo: Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp chung cư

0 nhận xét:

Đăng nhận xét