Hiện nay, bếp mở là xu hướng được nhiều gia đình yêu thích lựa
chọn. Tuy nhiên, trong các ngôi nhà truyền thống, nhiều gia đình vẫn muốn xây
nhà bếp riêng để đảm bảo không gian riêng tư khi nấu nướng. Vậy khi xây dựng
nhà bếp tách biệt với phòng khách và phòng bếp bạn cần lưu ý những gì? Bài viết
sau đây là những gợi ý dành cho bạn.
Xây nhà bếp tách biệt – những lưu ý quan trọng bạn cần biết
1. Ý tưởng xây nhà bếp tách biệt với phòng ăn và phòng khách
Bạn muốn xây nhà bếp tách biệt nhưng vẫn mong muốn tạo được
sự liên kết giữa các không gian khác trong nhà. Dưới đây sẽ là một số ý tưởng để
bạn phân chia không gian mà không cần sử dụng đến những bức tường cứng nhắc.Không
gian mang tính riêng biệt mà vẫn tạo sự kết nối.Quá tuyệt vời phải không nào.
1.1. Thiết kế cửa trượt
Thiết kế cửa trượt này là sự lựa chọn thông minh dành cho
gia đình muốn xây nhà bếp tách biệt. Nó có thể đóng mở khá linh hoạt tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Các chị em nội
trợ đam mê nấu nướng hay những cô gái” vụng về” không muốn ai có thể trông thấy
đống đồ bừa bộn hay những thao tác nấu nướng hậu đậu của mình có thể lựa chọn
loại cửa trượt này.
1.2. Sử dụng cửa kính
Nếu như không gian nhà bếp và phòng bếp của bạn khá rộng
rãi. Vậy tại sao bạn lại không sử dụng 1 bức tường kính trong suốt giống như
hình ảnh dưới đây nhỉ?
Đây là 1 ý tưởng vô cùng thông minh giúp bạn có thể lưu
thông ánh sáng tự nhiên và có thể đảm bả được tầm nhìn giữa 2 khu vực này. Thiết kế nhà bếp vừa đóng, vừa mở này sẽ tạo
sự yên tĩnh cho chị em nội trợ tập trung nấu nướng. Đồng thời, mùi thức ăn cũng
như mùi dầu mỡ sẽ không bay tràn lan sang phòng khách.
Xây nhà bếp tách biệt với cửa kính |
1.3. Sử dụng tường kính công nghiệp
Khi nhìn vào không gian đưới đây, chắc hẳn bạn sẽ bị thu hút
với 1 không gian tràn ngập ánh sáng với kiểu dáng công nghiệp. Thiết kế có thể
đảm bảo được sự thoải mái, dễ chịu. Sự tương phản giữa chất liệu kim loại sơn
đen và bộ tủ bếp màu trắng tạo nên sự nổi bật. Sự tách biệt bằng khung tường
kính này đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ khiến bạn khó có thể chối từ, rất đáng để bạn
áp dụng vào không gian bếp của gia đình bạn.
1.4.Sử dụng tường bê tông – kính
Đây là sự kết hợp khá thú vị giữa phong cách truyền thống với
chất liệu bê tông và điểm xuyến nét hiện đại với tường kính. Kết quả mà bạn nhận
được vô cùng độc đáo, có thể đảm bảo được sự an toàn mà cực kỳ dễ áp dụng. Kết
cấu vô cùng vững chãi, đảm bảo được tầm nhìn giữa các không gian.
2. Một số sai lầm khi xây nhà bếp tách biệt
2.1. Không chú ý đến tam giác nấu nướng: chậu rửa – bếp – tủ lạnh
- Ngay từ khâu thiết kế nhà bếp tách biệt, bạn cần phải đặc
biệt lưu ý đến không gian của tam giác nấu nướng. Hãy chắc chắn rằng, không
gian giữa tam giác nấu nướng này có thể đảm bảo thuận tiện cho việc di chuyển,
giữa chúng không quá nhiều cản trở.
- Riêng với khu vực chậu rửa,đây là khu vực được sử dụng nhiều
nhất trong nhà bếp. Tuy nhiên, nhiều người lại có suy nghĩ rằng sẽ bố trí chậu
rửa tại gần nguồn nước để có thể giảm thiểu chi phi cho dây dẫn nước. Bạn cần
phải lưu ý rằng, bạn cần phải chọn vị trí sao cho người đứng được thoải mái nhất.
-Dù tam giác nấu nướng được bố trí ra sao, bạn cần phải lưu
ý rằng, khoảng cạnh giữa các cạnh của tam giác không được nhỏ hơn 1m va không
quá 2,5m.
>>> Chắc chắn những mẫu tủ bếp đã được Hpro thiết kế với các sắp xếp, bố trí các không gian bếp một cách hợp lý sẽ cho bạn thêm nhiều ý tưởng khi xây dựng nhà bếp của mình.
2.2. Lãng phí không gian khi xây nhà bếp tách biệt
Khi xây nhà bếp tách
biệt, rất nhiều không gian trong nhà sẽ bị lãng phí. Đối với nhiều gia đình, do
căn bếp được ưu tiên 1 diện tích sử dụng lớn. Chính vì vậy mà chủ nhân của ngôi
nhà không nghĩ đến việc tận dụng tối đa không gian. Đây là điều hoàn toàn sai lầm.
Góc bếp của gia đình nào ũng thế, luôn có rất nhiều đồ dùng khác nhau và không bao giờ là rộng rãi cả. Bạn nên tận
dụng tối đa các hốc sau cánh cửa, không gian trên nóc tủ bếp hoặc nóc tủ lạnh để
đựng các hộp đồ.
Sai lầm khi xây dựng nhà bếp tách biệt |
2.3. Ánh sáng khi xây nhà bếp tách biệt không được tốt
- Việc thiết kế hệ thống ánh sáng trong các gian bếp hầu như
không được nhiều gia đinh quan tâm. Nguyên nhân vì sao ư? Bởi chúng ta thường
có suy nghĩ rằng, bếp là không gian diễn ra các hạt động nấu nướng, không đòi hỏi
sự chính xác cao nên không nhất thiết phải quá sáng. Đây là suy nghĩ hoàn toàn
sai lầm.
- Khi sử dụng dao kéo hay những vật có độ sắc nhọn cao, nếu
không đầy đủ ánh sáng thì rất dễ xảy ra tại nạn. Ngoài ra, ở khu vực chậu rửa
cũng cần phải cung cấp đầy đủ sáng để việc vệ sinh bát đĩa và các đồ dùng nhà bếp
để kiểm soát được độ sạch của chúng.
2.4. Không lắp đặt hệ thống quạt thông gió, máy hút mùi khi xây nhà bếp tách biệt
- Nhiều gia đình chỉ lắp đặt hệ thống máy hút mùi trong nhà
bếp mà không lắp đặt hệ thống quạt thông gió. Hoặc ngược lại. Thậm chí, nhiều
gia đình không lắp cả 2 thiết bị này. Đây là 1 sai lầm khi xây nhà bếp tách biệt
- Gian bếp được xây riêng nếu không được lắp đặt máy hút
mùi, quạt thông gió sẽ vô cùng bí bách, khó chịu. Đồng thời, mùi thức ăn, dầu mỡ
sẽ bám khắp không gian và lâu bay đi.
2.5. Chạy theo mốt
Bạn không nên lựa chọn đồ dùng nhà bếp theo mốt, lựa chọn những
thiết bị đắt nhất, được nhiều gia đình lựa chọn nhất. Thay vào đó, bạn hãy lựa
chọn đồ dùng nhà bếp phù hợp với không gian của gia đình, chi phí đầu tư của
gia đình.
>>> Nhà bếp có quầy bar là thiết kế được rất nhiều gia đình lựa chọn.Vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ. Bạn có thể tham khảo ngay: 15 mẫu nhà bếp có quầy bar siêu đẹp - siêu tiện nghi khiến bạn mê mẩn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét