Hiện nay, trên thị trường gỗ công nghiệp trong nội thất có nhiều loại khác nhau, đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn loại gỗ chất lượng phù hợp với từng mục đích sử dụng. Hãy cùng Hpro đi tìm hiểu một số loại gỗ công nghiệp sử dụng trong nội thất được yêu thích nhất hiện nay.
Tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp trong nội thất
1. Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ acrylic
Gỗ công nghiệp acrylic là một loại gỗ được ứng dụng phổ biến trong các thiết kế nội thất và được rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng cho không gian nội thất của mình. Gỗ acrylic có cấu tạo gồm code mdf lõi xanh chống ẩm và bề mặt được dán 1 lớp acrylic bóng gương với công nghệ dán cạnh no line mang tính thẩm mỹ cao cùng độ bền hoàn hảo.
- Ưu điểm của gỗ công nghiệp acrylic:
+ Sản phẩm có độ bền cao với khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chịu nước tốt.
+ Hạn chế được cong vênh, nứt nẻ và mọt tấn công.
+ Dễ dàng cho việc vệ sinh và lau chùi.
+ Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe của người sử dụng:
- Nhược điểm của gỗ công nghiệp acrylic: chỉ thích hợp sử dụng cho không gian nội thất mang phong cách hiện đại.
- Ứng dụng: được sử dụng cho tất cả các công trình nội thất như phòng ngủ, phòng khách và phòng bếp.
Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ acrylic |
>>> Có thể bạn quan tâm: Gỗ công nghiệp nhập khẩu - những điều bạn cần biết
2. Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ laminate
Gỗ công nghiệp laminate cũng là 1 loại gỗ được ứng dụng khá phổ biến trong thiết kế nội thất, chúng có cấu tạo gồm code mdf ( mdf lõi thường hoặc mdf lõi xanh chống ẩm), bề mặt của chúng được dán 1 lớp laminate có độ dày khoảng 4 - 8 mm.
- Ưu điểm của gỗ công nghiệp laminate:
+ Độ bền cực cao, chúng được ví như " mình đồng cối sắt".
+ Có khả năng chịu mài mòn tốt, khả năng chống trầy xước cực tốt.
+ Màu sắc vô cùng đa dạng với khoảng 500 mẫu mã khác nhau từ màu vân gỗ, vân đá đến màu trơn, màu ánh nhũ, màu kim loại.
- Nhược điểm của gỗ công nghiệp laminate: độ bóng không được như gỗ acrylic.
- Ứng dụng: sử dụng cho phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.
Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ laminate |
3. Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ veneer
Gỗ công nghiệp veneer là loại gỗ có cấu tạo gồm code gỗ công nghiệp ( ván dăm, mdf, hdf) và bề mặt được dán 1 lớp veneer có độ dày khá mỏng. Lớp veneer thực chất là 1 lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng ( gỗ xoan đào, gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ lát,...), bề mặt của gỗ khá tự nhiên và đẹp mắt.
- Ưu điểm của gỗ công nghiệp veneer: dễ dàng cho việc thi công, sử dụng cho những công trình có độ khó cao; bề mặt của gỗ đẹp với các đường vân gỗ sắc nét.
- Nhược điểm của gỗ công nghiệp veneer: lớp veneer được sử dụng có độ dày khá mỏng nên dễ bị trầy xước và bong tróc. Chính vì thế, đồ nội thất sử dụng gỗ công nghiệp veneer có tuổi thọ khá ngắn.
- Ứng dụng: sử dụng cho những công trình ở những vị trí khô ráo như vách ngăn, bàn ghế, giường ngủ, kệ ti vi,...
Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ veneer |
4. Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ melamine
Gỗ công nghiệp melamine là loại gỗ công nghiệp cũng được cấu tạo gồm 2 thành phần: code gỗ công nghiệp ván dăm và bề mặt được dán 1 lớp melamine có độ dày từ 3mm - 4mm.
- Ưu điểm của gỗ công nghiệp melamine: dễ dàng thi công, sử dụng cho các công trình nội thất đơn giản.
- Nhược điểm của gỗ công nghiệp melamine: do code gỗ được sử dụng là ván dăm nên khả năng chống nước của chúng không được tốt, khi gặp nước dễ bị phồng rộp.
- Ứng dụng: sử dụng cho các công trình nội thất văn phòng, các công trình nội thất công cộng.
Gỗ công nghiệp trong nội thất - gỗ melamine |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét