Cách xử lý gỗ tự nhiên hiệu quả nhất, đem lại hiệu quả sử dụng lâu dài

Leave a Comment
Hpro xin mách bạn cách xử lý gỗ tự nhiên hiệu quả nhất để có thể khắc phục tối ưu nhất những nhược điểm của gỗ tự nhiên: cong vênh, nứt nẻ hay mối mọt tấn công.

Cách xử lý gỗ tự nhiên hiệu quả nhất, đem lại hiệu quả sử dụng lâu dài

1. Cách xử lý gỗ tự nhiên - khắc phục cong vênh, nứt nẻ

1.1. Nguyên nhân gỗ tự nhiên bị cong vênh, nứt nẻ

Nguyên nhân gỗ tự nhiên bị cong vênh, nứt nẻ
Nguyên nhân gỗ tự nhiên bị cong vênh, nứt nẻ
- Dưới sự tác động của điều kiện thời tiết như nắng nóng, nhiều mưa sẽ là nguyên nhân khiến cho gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh, nứt nẻ. Thông thường, khi vào mùa đông thì gỗ sẽ bị co lại và đến mùa hè nó lại bị giãn ra, cũng chính bởi sự thay đổi đột ngột này là nguyên nhân dẫn đến các đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên bị cong vênh và nứt nẻ.
- Ngoài ra, với những loại gỗ có chất lượng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến gỗ bị cong vênh nếu không được xử lý tốt sẽ khiến cho gỗ nhanh bị hỏng và bị cong vênh. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nếu như để gỗ thường xuyên tiếp úc với nước, nắng mưa thường xuyên cũng là lý do khiến đồ nội thất gỗ tự nhiên bị cong vênh.

1.2. Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh bị cong vênh, nứt nẻ

- Để có thể hạn chế được tình trạng cong vênh và nứt nẻ, gỗ tự nhiên trước khi đưa vào sản xuất các thiết bị nội thất cần được xử lý theo tiêu chuẩn. Bạn có thể ngâm và tẩm một số hóa chất hòa học, sơn, sấy,... với công nghệ hiện đại nhất, có như thế thì gỗ mới được bền đẹp theo thời gian. Hoặc nếu không tẩm sấy bằng hóa học, bạn có thể ngâm gỗ dưới bùn trong khoảng thời gian một năm sau đó phơi khô rồi hãy đem đi sử dụng.
- Ngoài biện pháp sơn, tẩm sấy còn có một phương pháp nữa đó là " phương pháp ghép thanh gỗ tự nhiên" , sau khi gỗ tự nhiên được thực hiện tẩm sấy sẽ được xẻ thành từng tấm và ghép lại với nhau bằng các chốt liên kết và keo. Hiện tại, trên thị trường có 4 cách ghép gỗ tự nhiên: ghép cạnh, ghép thanh, ghép mặt và ghép song song. Tuy nhiên, ghép song song và ghép cạnh là 2 phương pháp được ưa chuộng nhất:
+ Ghép song song: phương pháp này gồm các thanh gỗ có cùng kích thước về chiều dài, chiều rộng được thực hiện ghép song song với nhau.

Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh bị cong vênh, nứt nẻ
Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh bị cong vênh, nứt nẻ






















+ Ghép mặt: phương pháp này bao gồm các thanh gỗ có kích thước chiều dài ngắn, ở 2 đầu của thanh gỗ sẽ được xẻ theo hình răng cưa, sau đó tiến hành ghép thành những thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Sau đó, các thanh gỗ ấy lại được ghép song song với nhau.
>>> Ấn tượng với nhiều mau tu bep dep do Hpro cung cấp luôn khiến bạn mê mẩm

2. Cách xử lý gỗ tự nhiên - chống mọt

2.1. Nguyên nhân gỗ tự nhiên bị mọt

- Các loại gỗ ở trạng thái tự nhiên luôn chứa một hàm lượng lớn nước, đường và tinh  bột. Lượng nước, đường và tinh bột sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của gỗ, khiến cho gỗ dễ bị mọt tấn công.
- Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh sự xâm nhập của côn trùng, mọt sẽ giúp cho gỗ có độ bền cao hơn, giúp đồ nội thất luôn được bền đẹp theo thời gian.
Nguyên nhân gỗ tự nhiên bị mối mọt tấn công
Nguyên nhân gỗ tự nhiên bị mọt tấn công
>>> Có thể bạn đang quan tâm: Điểm khác biệt của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong nội thất? Nên chọn loại gỗ nào?

2.2. Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh mọt tấn công

2.2.1. Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh mối mọt tấn công bằng phương pháp thủ công
- Ở Việt Nam. từ  xa xưa ông ta đã biết bảo quản tre lứa. gỗ bằng cách ngâm xuống ao hồ, bùn sâu hoặc gác lên bếp lửa để chống mọt.
- Việc ngâm gỗ trong nước, bùn sẽ giúp cho các chất đường, tinh bột và nước bị phân hủy, tránh được tình trạng mọt tấn công, thời gian ngâm nước sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 1 năm.
Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh mối mọt tấn công
Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh mối mọt tấn công
2.2.2. Cách xử lý gỗ tự nhiên tránh mọt tấn công bằng hóa học
- Phương pháp xử lý gỗ tự nhiên bằng hóa học chống mọt phải do các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao thực hiện, đảm bảo độ chính xác nhất. Quy trình thực hiện như sau:
+ Pha hỗn hợp thuốc và nước theo tỷ lệ quy định.
+ Khuấy kỹ hỗn hợp trước mỗi lần ngâm tẩm.
+ Thời gian ngâm tối thiểu cho mỗi đợt ngâm là 24 tiếng, thời gian tối đa là 72 tiếng. có thể lâu hơn tùy thuộc vào từng loại gỗ.
+ Gỗ sau khi được ngâm hóa chất cần được xếp thông thoáng.
>>> Bạn có nhu cầu tìm hiểu giá thành của các loại gỗ tự nhiên nhập khẩu được xử lý tẩm sấy tốt, tham khảo ngay: Gỗ tự nhiên nhập khẩu có giá bao nhiêu?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét